Diễn Đàn Thơ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Nơi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thơ
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Latest topics
» Thơ Bùi Tiến Quì
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeMon Dec 29, 2014 6:09 am by Bùi Tiến Quỳ

» MỘT SỐ ĐIỀU KỴ TRONG THƠ
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeWed Jun 11, 2014 8:52 pm by Admin

» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:58 pm by Admin

» Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:27 pm by Admin

» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 02
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:48 pm by Admin

» Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:40 pm by Admin

» HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN-KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN-ĐĂNG NHẬP
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeFri Feb 28, 2014 11:12 am by Admin

» NỘI QUY DIỄN ĐÀN THƠ VIỆT NAM
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Feb 25, 2014 9:01 pm by Admin

» NỘI QUY DIỄN ĐÀN
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Feb 25, 2014 9:00 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


 

 CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 24/02/2014
Age : 28
Đến từ : MỎ Cày Nam Bến Tre

CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01   CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:55 pm

THƠ MỚI


Thơ bốn chữThơ Năm ChữThơ Sáu ChữThơ Bảy ChữThơ Tám ChữThơ Tự Do

Thơ Bốn Chữ
Thơ bốn chữ là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ hai và chữ thứ tư trong câu mà thôi. Nếu chữ thứ hai là bằng thì chữ thứ tư là trắc và ngược lại nếu chữ thứ hai là trắc thì chữ thư tư là bằng.

2 (trắc) - 4 (bằng)
2 (bằng) - 4 (trắc)

Tuy nhiên, nếu người viết không biết vận dụng ngôn từ một cách khéo léo thì rất dễ trở thành 1 bài vè. Bởi vậy, thơ 4 chữ là thể thơ dễ làm nhưng khó hay.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm bốn loại thường được gọi là cách gieo vần ba tiếng, cách gieo vần tréo (chéo), gieo vần tiếp và gieo vần ôm.

Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không tuân theo luật đó. Bạn cũng ko cần bắt buộc phải theo đúng luật.

Cách gieo vần tiếp
x B x T (vần 1)
x B x T (vần 1)
x T x B (vần 2)
x T x B (vần 2)

ví dụ:
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
(Phạm Thiên Thư)

Cách gieo vần tréo
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)

Ví dụ:
Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai hoài...
(Huy Cận)

Vần ba tiếng
x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2)

Ví dụ:
Khói bỏ tầng không
Lửa dậy trong lòng
Ô hay tráng sĩ
Dừng mãi bên sông
(Hàn Mặc Tử)

Vần ôm
x B x T (vần 1)
x B x T (vần 2)
x T x B (vần 2)
x T x B (vần 1)

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
(Phạm Thiên Thư)

---


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jun 11, 2014 8:54 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://vuonthovietnam.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 24/02/2014
Age : 28
Đến từ : MỎ Cày Nam Bến Tre

CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01   CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:56 pm

THƠ CỔ
~o0o~ Lục Bát ~o0o~

Lục bátSong Tứ Lục BátSong Thất Lục Bát

Lục Bát (Liên Hoàn)
Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Đôi khi cũng có trường hợp kết thúc bằng câu lục để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.

Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:
2- 4 - 6
bằng - trắc - bằng
2 - 4 - 6 - 8
bằng - trắc - bằng - bằng

Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ thứ 2 Bằng, thứ 4 Trắc, thứ 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ thu 2 Bằng, thứ 4 Trắc, thứ 6 Bằng, thứ 8 Bằng

Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ. (Chữ thứ 6 và thứ 8 của câu bát nên thay đổi, hễ chữ này không dấu thì chữ kia có dấu hyền hay ngược lại ).

Ví dụ:
Thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính )

Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.
(Huy Cận)

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ
1.Chữ thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu
Người nách (T) thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi
(Nguyễn Du)

2.Chữ cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó chữ 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa (T) không mềm bằng gối (T) tay em

Hoặc

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao


---

THƠ CỔ
~o0o~ Lục Bát ~o0o~

Lục bátSong Tứ Lục BátSong Thất Lục Bát

Lục Bát (Liên Hoàn)
Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Đôi khi cũng có trường hợp kết thúc bằng câu lục để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.

Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:
2- 4 - 6
bằng - trắc - bằng
2 - 4 - 6 - 8
bằng - trắc - bằng - bằng

Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ thứ 2 Bằng, thứ 4 Trắc, thứ 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ thu 2 Bằng, thứ 4 Trắc, thứ 6 Bằng, thứ 8 Bằng

Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ. (Chữ thứ 6 và thứ 8 của câu bát nên thay đổi, hễ chữ này không dấu thì chữ kia có dấu hyền hay ngược lại ).

Ví dụ:
Thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính )

Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.
(Huy Cận)

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ
1.Chữ thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu
Người nách (T) thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi
(Nguyễn Du)

2.Chữ cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó chữ 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa (T) không mềm bằng gối (T) tay em

Hoặc

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

---
THƠ CỔ



Thơ Đường được bắt đầu từ Trung Hoa, thời Nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong chiều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thời nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là Thơ Đường.

Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Trung Quốc, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

Cần lưu ý để phân biệt rõ thơ Đường Luật và Thơ Đường. Do Luật Thi về Việt Nam quen được gọi là Đường Luật (thơ làm theo luật đời nhà Đường) chứ ko phải tất cả thơ đời Đường đều làm theo luật này.
Về Đầu Trang Go down
https://vuonthovietnam.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 24/02/2014
Age : 28
Đến từ : MỎ Cày Nam Bến Tre

CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01   CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:58 pm

CÁC THỂ THƠ KHÁC

HAIKU

Haiku (tiếng Nhật: 俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi tắt là haikai (俳諧 bài hài).

Về nội dung có luật cơ bản sau : không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.

Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)

Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa ( không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).

Tiếng ve kêu râm ran ( tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!

Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.

Trong thơ haiku bắt buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.

Một bài thơ haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.

Mỗi bài thơ thông thường có cấu trúc âm tiết 5 + 7 + 5 trong ba câu. Tuy nhiên, ngay cả tổ sư của haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên

--wikipedia--
Về Đầu Trang Go down
https://vuonthovietnam.forumvi.net
Sponsored content





CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01   CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 02
» Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật
» Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Thơ Việt Nam :: GÓC THƠ :: THƠ SÁNG TÁC-
Chuyển đến