Diễn Đàn Thơ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Nơi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thơ
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Latest topics
» Thơ Bùi Tiến Quì
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeMon Dec 29, 2014 6:09 am by Bùi Tiến Quỳ

» MỘT SỐ ĐIỀU KỴ TRONG THƠ
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Jun 11, 2014 8:52 pm by Admin

» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:58 pm by Admin

» Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:27 pm by Admin

» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 02
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:48 pm by Admin

» Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:40 pm by Admin

» HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN-KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN-ĐĂNG NHẬP
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeFri Feb 28, 2014 11:12 am by Admin

» NỘI QUY DIỄN ĐÀN THƠ VIỆT NAM
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Feb 25, 2014 9:01 pm by Admin

» NỘI QUY DIỄN ĐÀN
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Feb 25, 2014 9:00 pm by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


 

 Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 24/02/2014
Age : 28
Đến từ : MỎ Cày Nam Bến Tre

Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Empty
Bài gửiTiêu đề: Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật   Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:25 pm

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN
1) Thanh BẰNG:
Thanh BẰNG là những tiếng KHÔNG DẤU, và những tiếng có DẤU HUYỀN, thí dụ như hai chữ "THƠ" và "TÌNH", cả hai chữ này đều là tiếng BẰNG !
Tiếng BẰNG là những tiếng có giọng ÊM dịu, có thể đọc kéo dài ra được.
*Phân loại : Tiếng BẰNG có HAI LOẠI: THƯỢNG BÌNH THANH, và HẠ BÌNH THANH.
Nói cách khác, Thượng Bình Thanh là tiếng BỔNG, Hạ Bình Thanh là những tiếng CHÌM hay TRẦM.
Nhất Lang dùng hai chữ thí dụ trên để nói tiếp:
-"THƠ" là tiếng KHÔNG CÓ DẤU, ta gọi là tiếng BỔNG!
-TÌNH là tiếng CÓ DẤU HUYỀN, ta gọi là tiếng CHÌM hay TRẦM!
Tiếng Bổng và tiếng Trầm chan hòa với nhau tạo ra âm điệu du dương, làm bài thơ hay hơn. Nếu ta chỉ dùng 1 loại tiếng trong một câu thơ thì âm điệu sẽ rất ngang và trúc trắc.
2) Thanh TRẮC :
Bên cạnh những tiếng BẰNG, chúng ta còn cần phải làm quen với những tiếng TRẮC. Tiếng TRẮC là những tiếng có giọng đọc ngắn, không kéo dài ra như tiếng BẰNG . Những tiếng có chữ C, CH, P, T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều là những tiếng TRẮC.
Cũng như tiếng BẰNG, TRẮC có tiếng TRẦM và BỔNG - tiếng TRẦM của tiếng TRẮC là những tiếng có dấu HỎI và NẶNG, tiếng BỔNG của tiếng TRẮC là những tiếng có dấu SẮC và NGÃ.
Hai chữ "Lãng" và "Mạn" đều là tiếng TRẮC, "Lãng" là tiếng BỔNG, "Mạn" là tiếng Trầm hay Chìm.
3) KẾT HỢP BẰNG TRẮC :
Mỗi câu thơ đều nên có tiếng BẰNG và tiếng TRẮC, và vì hai loại tiếng khác nhau, nên ta phải xếp sao cho tiếng nọ chế tiếng kia, thì khi đọc sẽ tìm thấy một âm điệu du dương. Nói tóm lại, mỗi câu thơ nên được xếp sao cho mỗi loại tiếng chan hòa với nhau, có nghĩa là cố giữ sao cho câu thơ 8 chữ phải có ít nhất 3 tiếng BẰNG, 5 tiếng TRẮC hoặc ngược lại... nếu được 4 tiếng này, 4 tiếng kia thì càng tốt; câu thơ 8 chữ mà chỉ có 1 tiếng BẰNG và 7 tiếng TRẮC, thì câu thơ ấy thiệt là chướng tai ghê lắm.
Cho dù câu thơ có mấy chữ đi nữa, BẰNG và TRẮC nên được cân đối với nhau, tuy nhiên không đòi hỏi phải bằng số !
*Điều quan trọng :
Văn thơ khác hơn âm nhạc ở chỗ chữ BẰNG không thể nào hợp VẬN cùng chữ TRẮC. Nghĩa là chữ TÌNH có thể vần cùng chữ MÌNH, nhưng không thể vần cùng chữ TÍNH.
Luật định : BẰNG vần với BẰNG, TRẮC vần với TRẮC.
TÓM TẮT các VẦN THÔNG của vần BẰNG
-A và Ơ thông với nhau. Ơ và Ư thông với nhau
(Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được !)
-E, Ê và I thông với nhau
-O, Ô và U thông với nhau
-AI thông với AY. AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI, Nhưng, AY, tuy thông với AI nhưng không thông với các ÂM trên! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau.
-AO thông với AU. AU thông với ÂU, Nhưng AO không thông với ÂU.
AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU Nhưng AU và ÂU không thể thông.
-AM thông với ƠM
-ĂM thông với ÂM
-ÊM thông với IM và EM
-AN thông với ƠN
-ĂN thông với ÂN và UÂN
-EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau
-ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau
-ANG và ƯƠNG thông nhau. ƯƠNG và UÔNG thông nhau. Nhưng ANG không thông với UÔNG.
-ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau
-ONG, ÔNG, và UNG thông nhau
-ANH, ÊNH và INH thông nhau
*LƯU Ý :
***ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG, ON và ONG, ÔN và ÔNG vv... không thông nhau.
Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau ! Đây là điểm mà Nhất Lang nhìn thấy người có giọng phát âm
của miền Nam hay bị lầm vì sơ ý hay theo thói quen. (Nhất Lang lắm khi
cũng không ngoại lệ)
***NHẮC LẠI : Khi Nhất Lang bảo là THÔNG thì có nghĩa là những ÂM ấy VẦN với nhau được !
d-Vần thông của vần TRẮC
Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG.
Vần thông có nguyên âm đứng cuối :
-É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau.
Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG, nhưng Y không thông được với E.
-Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau
-Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)
-ĨA và UỆ thông nhau
-ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được.
-ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.
-ẤC và ỰC thông nhau
-ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau
-ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau
-ÓNG và ÚNG
-ẬT và ẮT
-ẬT và ỨT
-ÚT và UỐT vv...
Tóm lại : vần thông của vần TRẮC không khác chi vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG.
4) GIEO VẦN
Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN:
* A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!
Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.
*TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.
*TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv...
a-Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...
Thí dụ:
-EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN
-ÂN vần với UÂN
-ƠN vần với OAN
-ON vần với UÔN
b-Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm với 2 phụ âm
Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN.
Cho nên : ƯƠNG vần với ANG,
Cũng nên nhớ : ƯƠNG vần với UÔNG vì Ơ vần với Ô, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.
c-Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm :
Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ ấy mà làm VẬN CĂN.
Thí dụ:
-OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.
-UÂY vần với ÂY
-IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả.
-I vần với IA
-A vần với IA trong chỉ một chữ GIA, không vần với IA bắt đầu bằng phụ âm khác, như TIA, KIA...
-Ư vần với ƯA
-Ô vần với UA vv...
d-Lưu ý :
-Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau !
-Hai tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì vần được !
Các bạn và các em đọc lại tất cả các bài trên đây để làm quen và có gì thắc mắc, cứ hỏi... Nhất Lang sẽ cố gắng trả lời theo khả năng của mình.
Sau khi mọi người thông qua từ BẰNG & TRẮC, BỔNG & TRẦM, VẦN CHÍNH & VẦN THÔNG thì mình sẽ bắt đầu nói đến THƠ LỤC BÁT !
Những bước trên là những điều căn bản mà các anh chị, các bạn, và các em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ.
Nhất Lang mong rằng những điều ghi trên giúp ích được cho các anh chị, các bạn, và em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ. Bài kế tiếp Nhất Lang sẽ bắt đầu nói đến những loại thơ. !
Vần trong thơ
ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu
am, ơm --> đi chung với nhau được
ăm, âm
êm, im
an, ơn
ăn, ân, uân
en, in, iên, uyên
on, ôn, uôn
on, un
ang, ương --> nhưng không đi được với uông
ăng, âng , ưng
ong, ông, ung
uông, ương
anh, ênh, inh --> đi chung với nhau được
é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt
** Có bốn điều hệ-trọng nên nhớ trong sự gieo vần quốc-ngữ
1.- Trong sự gieo vần quốc-ngữ, có ba âm: a, ă, â ghép với một phụ-âm c, m, n, p, t thành một âm ghép như:
ac, ăc, âc
am, ăm, âm
an, ăn, ân
ap, ăp, âp
at, ăt,ât
những vần ghép ấy chỉ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trên ví dụ:
Bát thông được với bắt, bất mà không thông được với cắt , cất, mắt, mất
Lam đi với lăm, lâm, nhưng không thông với băm, bâm, trăm, trâm
Quan đi với quăn, quân, nhưng không thông với chăn, chân, nhăn, nhân v.v... Đó là do cách hiệp vận do âm-điệu điều-hoà mà thành lệ
2.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba chữ nguyên-âm với một phụ- âm đứng cuối như: iên, uyên, uân, uôn, thì người ta lấy hai chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên
en, in vần với yên, uyên
ân vần với uân
ơn vần với oan
on vần với uôn
khi có vần ghép bằng hai chữ nguyên-âm với hai chữ phụ-âm như ương, thì người ta lấy ba chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên
ang thông với ương
uông thông với ương nhưng không thông với ang, vì a không thông được với ô
3.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba nguyên-âm thì người ta theo âm điệu mà lấy một hay hai chữ nguyên âm làm vận căn, như:
oa, oe, uê, uy
thì vận căn ở chữ a, e, ê, y, cho nên
oa vần với a
oe vần với e
uê vần với ê
uy vần với i
uây vần với ây
Những vần ia, uya, ua, ưa , thì vận căn lại ở chữ i, y, u, ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh-hưởng gì cả .
4.- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau, song hai tiếng tuy đồng âm mà khác nghĩa, tức là hai tiếng khác nhau, thì vần với nhau được
Chúc tất cả vui vẻ và thành công
Về Đầu Trang Go down
https://vuonthovietnam.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 24/02/2014
Age : 28
Đến từ : MỎ Cày Nam Bến Tre

Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật   Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:27 pm

Tìm hiểu thêm về thông vận

Sau đây là một tư liệu bổ sung về thông vận. Dựa trên cơ sở phân tích âm vị học một số vận mẫu có nguyên âm ngắn trong tiếng Việt. Chúng ta có thể xem xét các trường hợp thông vận theo các nhóm như sau:
- iu, iêu, êu, eo
- it, iêt, êt, et
- im, iêm, êm, em
- inh, iêng, ênh, anh
- ip, iêp, êp, ep
- ich, iêc, êch, ach
- in, iên, ên, en
- i, ia, ê, e
- ư, ưa, ơ, a
- ưi, ươi, ây, ay, ơi, ai
- ưu, ươu, âu, au, ao
- ươm, âm, ơm, ăm, am
- ươp, âp, ơp, ăp, ap
- ươn, ân, ơn, ăn, an
- ưt, ươt, ât, ơt, ăt, at
- ưng, ương, âng, ăng, ang
- ưc, ươc, âc, ăc, ac
- u, ua, ô, o
- ui, uôi, ôi, oi
- um, uôm, ôm, om
- up, ôp, op
- un, uôn, ôn, on
- ut, uôt, ôt, ot
- ung, uông, ông, ong
- uc, uôc, ôc, oc ...
Phạm Hiệp
Về Đầu Trang Go down
https://vuonthovietnam.forumvi.net
 
Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật
» MỘT SỐ ĐIỀU KỴ TRONG THƠ
» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01
» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 02

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Thơ Việt Nam :: GÓC THƠ :: THƠ ĐƯỜNG LUẬT-
Chuyển đến